Các báo cáo của bài diễn văn Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó

Khrushchyov mở đầu bài diễn văn ngay sau khi nửa đêm; mất đến 4 tiếng đồng hồ để đọc bài diễn văn. Ngay sau đó, các báo cáo trong bài diễn văn đã được chuyển ra Tây phương bởi thông tín viên John Rettie của hãng thông tấn Reuters, người đã được Kostya Orlov cho biết về bài diễn văn này vài giờ trước khi Rettie đến giờ rời Liên Xô đi Stockholm; vì thế nó được tường thuật trong hệ thống truyền thông của phương Tây vào đầu tháng 3. Rettie tin rằng bài diễn văn này là từ chính Khrushchyov qua một người trung gian.[11]

Ngày 5 tháng 3 năm 1956, Đoàn chủ tịch Đảng ra lệnh đọc Báo cáo của Khrushchyov tại các cuộc họp của các tổ chức cộng sản và Komsomol với lời mời đến các người không phải là thành viên. Như thế toàn văn bài báo cáo đã được biết đến rộng rãi tại Liên Xô vào năm 1956, và cái tên "Bài diễn văn bí mật" là một cái tên nhầm lẫn. Nhưng, toàn văn bài diễn văn không được chính thức phổ biến ra công chúng cho đến năm 1989. Có thể là, mặc dù không có bằng chứng, Mikoyan và Khrushchyov là kiến trúc sư của những cuộc đọc lại bài diễn văn tại các địa phương cũng như tiết lộ bài diễn văn cho Rettie qua Orlov; con trai của Mikoyan là Sergo, và con trai của Khrushchyov là Sergi đã đưa ra những lời làm chứng mặc dù khó mà xác minh được lời làm chứng về ý định của hai người cha.[5][12]

Tuy nhiên, lời văn của bài diễn văn chỉ từ từ được tiết lộ tại các quốc gia Đông Âu. Nó cũng chưa bao giờ được những người lãnh đạo tiết lộ đến thành viên của các đảng cộng sản Tây phương của mình, và đa số những người cộng sản Tây phương chỉ được biết đến chi tiết của lời văn sau khi một tờ báo của Mỹ xuất bản một phiên bản của nó vào giữa năm 1956.

Nội dung của bài diễn văn tới được phương Tây qua một con đường vòng quanh. Như đã có nói ở trên, một vài bản của bài diễn văn được gởi đi theo lệnh của Bộ Chính trị Liên Xô đến các nhà lãnh đạo các quốc gia Khối phía Đông. Ngay sau khi bài diễn văn đã được phổ biến, một nhà báo Ba Lan Viktor Grayevsky đến viếng thăm bạn gái của mình là Lucia Baranowski đang làm việc với tư cách là một thư ký cấp thấp tại văn phòng của đệ nhất bí thư của Đảng Cộng sản Ba Lan Edward Ochab. Trên bàn làm việc của bà là một sách nhỏ dày với rìa màu đỏ và dòng chữ: "Đại hội đảng lần thứ 20, diễn văn của Đồng chí Khrushchyov". Grayevsky đã có nghe qua lời đồn về bài diễn văn và vì là nhà báo nên ông rất hứng thú để đọc nó. Baranowski cho phép ông mang tài liệu này về nhà đọc.

Thật ngẫu nhiên khi Grayevsky lại là người Do Thái và vừa thực hiện một chuyến đi đến Israel để thăm người cha đang bị bệnh của mình. Ông đã có ý di cư đến đó. Sau khi đọc xong bài diễn văn, ông mang nó đến tòa đại sứ Israel và đưa cho Yaakov Barmor, người đã giúp Grayevsky thực hiện chuyến đi thăm người cha đang bịnh của mình. Barmor là một đại diện của Shin Bet (cơ quan tình báo Israel); ông chụp hình tài liệu và gởi các bức ảnh chụp về Israel.

Vào trưa ngày 13 tháng 4 năm 1956, Shin Bet tại Israel nhận được các bức ảnh chụp. Trước đó hai cơ quan tình báo Israeli và Hoa Kỳ đã bí mật đồng ý hợp tác về các vấn đề an ninh. James Jesus Angleton là trưởng ban phản gián của CIA và đặc trách liên hệ bí mật với tình báo Israel. Các bức ảnh chụp được đưa đến ông. Vào này 17 tháng 4 năm 1956, sau khi các bức ảnh chụp tới tay giám đốc CIA Allen Dulles, ông này nhanh chóng thông báo cho Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Sau khi xem xét bài diễn văn có phải là thật hay không, CIA tiết lộ bài diễn văn này cho báo The New York Times vào đầu tháng 6.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó http://www.haaretz.com/hasen/pages/ShArt.jhtml?ite... http://sovietinfo.tripod.com/ELM-Repression_Statis... http://www.fordham.edu/halsall/mod/1956khrushchev-... http://www.uwm.edu/Course/448-343/index12.html http://www.mega.nu/ampp/rummel/ussr.references.htm http://links.jstor.org/sici?sici=0036-0341(196201)... http://www.marxists.org/reference/archive/mao/work... http://www.mltranslations.org/US/TP/tp2.htm http://www.tusachnghiencuu.org/pdf_files/baocao.pd... http://www.memo.ru/history/y1937/hronika1936_1939/...